Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah
    Tin Việt Nam
Thùy Tiên đại diện thanh niên VN phát biểu tại Đối thoại của Tổng Thư ký ASEAN
    Tin Cộng Đồng
Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Dòng sông vẫn chảy nhưng Phước đã ra đi.
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt
Từ thẳm sâu lòng tôi vỡ òa nhớ lại bài hát của Khúc Lan mà Phước thường hát:” Giọt nước mắt có biết mình là sông, nhưng sông vẫn chảy. Ngọn cỏ có biết mình về nguồn, đâu lời khóc than…” Vâng cuộc đời là thế, con người rồi sẽ hoá kiếp giống như ngọn cỏ không lời khóc than.

 



Tôi không nhớ Luật sư Nguyễn Xuân Phước và tôi quen nhau khoản thời gian nào. Chỉ nhớ, có một hôm Phước gọi tôi về bài viết trên báo Dân Quyền. Phước trao đổi và nhận định chung tình hình hải ngoại cũng như quốc nội. Nghe giọng Quảng Nam của tôi, Phước hỏi: Quảng Nam anh ở đâu? Tôi đáp gọn Điện Bàn. Và Phước nói tiếp: Quế Sơn đây. Nhờ ở cái duyên của những người con “xứ Quảng” nên chúng tôi rất dễ dàng hiểu nhau và trao đổi rất tự nhiên và thẳn thắng..

 

Cho dù nói chuyện với nhau nhiều lần trên điện thoại nhưng vẫn chưa biết mặt nhau. Nhân dịp hội Quảng Đà tổ chức, tôi và Quách Y Lành về Dallas tham dự. Môt số đồng hương xứ Quảng rủ nhau đến nhà anh Trần Lộc ăn cơm chiều, có cả anh Vũ Hối, Võ Đại Tôn, Trần Trung Đạo, Phan Xuân Sinh… Và tôi đã gặp Phước từ buổi chiều năm ấy... Sau đó vào ngày hôm sau Phước mời vợ chồng chúng tôi về nhà ăn Phở. Lúc ấy Phước ở trong ngôi nhà nhỏ tại Garland gần đường Greenvile.  

Cũng từ cuộc hôi ngộ Quảng Đà chúng tôi quen thân nhau hơn, Phước rất thích trao đổi về các đề tài chính trị, lịch sử và văn hoá. Phước am hiểu tường tận lịch sử kể từ thời kỳ Lý Bôn, Lý Bí, rồi Đặng Dung, Nguyễn Trãi v.v.. Tôi đồng cảm với Phước về những thăng trầm của dân tôc ta trải qua chiều dài lịch sử. Tôi nhớ như in, một lần vợ chồng tôi ở lại nhà Phước trên bờ hồ Irvin, có cả Luật sư Nguyễn Tâm cũng dân Quảng Nam từ San Jose sang chơi, và người bạn gái của Phước cũng hiện diện. Chiều ấy Phước đổ bánh xèo, Tâm trổ tài nấu Phở có thịt tái bằm chung với gừng rồi dùng thịt gói lại. Riêng bánh xèo là món ruột của Phước thường hay khoe với bạn bè. Tối ấy chúng tôi ngủ lại (Tâm về nhà riêng) nhà Phước. Nói là ngủ nhưng qủa thật anh em chúng tôi đem tâm tình “nói lại lịch sử”. Câu chuyện dài dòng kéo đến thời kỳ chống Pháp, từ tư tưởng Hồ Chí Minh đến Lý Đông A, người mà Phước ảnh hưởng sâu nặng về mặt tư tưởng và triết thuyết. Sau đó chúng tôi bàn về tinh thần Nguyễn Thái Học, Phong Trào Cần Vương ở quê hương chúng tôi, Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, các danh nhân xứ Quảng, và có lẽ sôi nỗi nhất là tinh thần của Hiến pháp 1946 ra đời. Như tất cả chúng ta đều biết, Hiến Pháp 1946 là bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, được Quốc Hội khoá I thông qua vào ngày 9/11/1946. 


Khởi đầu Ủy ban dự thảo bản Hiến pháp được thành lập qua tinh thần của Sắc lệnh 34-SL, ngày 20/9/1945 gồm có 7 ủy viên: Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Đặng Thái Mai, Vĩnh Thuỵ (tức Bảo Đại thoái vị), Vũ Trọng Khánh, Lê Văn Hiến và Hồ Chí Minh.


 



 


Luật sư: Nguyễn Xuân Phước


 


Sau đó, một tiểu bang dự thảo Hiến pháp được Quốc Hội bầu ra vào ngày 2 tháng 3 năm 1946 gồm có 11 thành viên: Tôn Quang Phiệt,Trần Duy Hưng, Nguyễn Thị Thục Viên, Đỗ Đức Dục (Dân chủ Đảng), Cù Huy Cận (Dân chủ Đảng), Nguyễn Đình Thi (Việt Minh), Huỳnh Bá Nhung, Trần Tấn Thọ, Nguyễn Cao Hách, Đào Hữu Dương, Phạm Gia Đỗ (4 vị thuộc Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội và Việt Nam Quốc Dân Đảng). Nhưng vào phút chót để thể hiện tinh thần dân chủ, Tiểu bang dự thảo đã bổ túc thêm 10 thành viên nữa gồm có cả thành phần của các dân tôc thiểu số. Cho đến ngày 9/11/1946, kỳ họp thứ II đã được sự đồng ý của 240/240 phiếu tán thành. Mọi việc được thông qua, Quốc Hội đã chỉ thị cho Ban Thường Vụ Quốc Hôi cùng Chính phủ ban hành. Tuy nhiên, chiến tranh Đông Dương bùng nổ vào ngày 19/12/1946 nên Bản Hiến pháp 1946 chưa được công bố và thi hành. 


Về nội dung của Hiến pháp 46 gồm có 7 chương, trong 7 chương nầy thể hiện tinh thần dân chủ. Đặc biệt vai trò Chủ tịch nước trong chương VII rất lớn, như: Chủ tịch nước không bị khởi tố trừ tội phản quốc, có thể phủ quyết công bố các đạo luật do Quốc Hội ban hành và yêu cầu Quốc Hội thảo luận lại. Đặc điểm này gần giống với điều lệ ấn định về quyền lực trong Hiến pháp Hoa Kỳ được ban hành vào ngày 4 tháng 3 năm 1789.


Ngoài ra, Hiến pháp 1946 của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa còn được công nhận các quyền cơ bản của con người, như quyền làm chủ tài sản, quyền tự do khiếu nại và tố tụng, tự do kinh doanh. Trong điều 10 của Hiếp Pháp 1946 còn quy định rõ ràng quyền tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do tổ chức hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại trong và ngoài nước, tự do cư trú, tự do xuất bản v.v… và v.v…


Thế nhưng đối với luật sư Nguyễn Xuân Phước cho rằng các điều khoản trong những bản Hiến Pháp sau nầy đều bị hạn chế hoặc đi ngược lại tinh thần của Hiến Pháp 1946. Vì thế, Phước muốn tranh đấu để phục hồi tinh thần 46. Nghĩa là lấy Hiến Pháp 1946 làm căn bản cho hệ thống pháp trị Việt Nam để tiến đến xã hội dân sự. 


Đó chính là nguyên nhân để Phước viết bài: “ Xét lại giá trị pháp lý và tính chính thống của Hiến Pháp Việt Nam hiện nay”. Ngoài ra, với kiến thức và tinh thần dấn thân đã là động lực thúc đẩy để Phước viết lên các bài:


Bách Việt trong lòng Đại Việt.


Từ Phan Liêu, Đặng Dung đến Nguyễn Trãi, tâm sự của một thế hệ.


Bài học phục hưng.


Máu ta từ thành văn Lang dồn lại.


Những nghịch lý lịch sử của thế kỷ 20 và hành trình đi tìm tính chính thống lịch sử ở thế kỷ 21.


Ngoài các vấn đề chính trị, mỗi tuần ít nhất 5 lần 7 lượt anh em chúng tôi đều trao đổi về tình hình chính trị hoặc sinh hoạt hải ngoại. Mặc dầu tôi là người viết xã luận và quan điểm gần 40 năm qua. Nhưng tôi không phải là người làm chính trị, chỉ thuần túy làm báo. Có lẽ vì thế nên đôi khi quan điểm của Phước và tôi có sự khác biệt. Tuy nhiên, mẫu số vẫn là con đường trước mặt cho dân tộc và đất nước Việt Nam. Vì thế, nên chúng tôi thích trao đổi về các đề tài thời sự và những biến chuyển thời đại.


Phước và tôi không dừng lại ở lãnh vực nầy, chúng tôi trao đổi về thơ văn. Về thơ, phải kể hiện tượng Trần Trung Đạo, người mà chúng tôi gọi đùa là Trần Trung “Độ”, một dấu ấn trong nền thi ca Việt Nam ở thế hệ hôm nay và ngày mai. Hai chúng tôi cùng đồng cảm rằng khi đọc thơ Trần Trung Đạo chúng ta thấy cả hình ảnh Việt Nam đang ở trước mặt, thấy cả giòng sông, con đường và hình hài bà mẹ Việt Nam. Thơ Đạo là dòng chảy của dân tộc, là tiếng lòng thổn thức của một dân tộc mang nhiều hệ lụy.


Về vấn đề văn học, sử, nhạc, Phước cũng hay đề cập đến “tứ ca xứ Quảng” như các anh: Nguyên Ngọc, Trầm Tử Thiêng, Vũ Đức Sao Biển, Bùi Giáng.  Đôi khi nhắc đến Nguyễn Tâm, với bản nhạc “ vá lại tình tôi” (luật sư/nghị viên Nguyễn Tâm). Phước hay nói đùa: nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhạc sĩ đất Quảng Nam mọc lên nhiều quá làm lúa không thể trổ bông nên dân Quảng Nam hay bị đói nghèo”. Thỉnh thoảng Phước đọc truyện ngắn của nhà tôi, Quách Y Lành, Phước gọi với những lời khen tặng, và hay kết luận” Bà chị nhà mình viết văn hay quá, cuối cùng câu chuyện luôn là happy ending, nhưng làm người đọc phải lâng lâng suy nghĩ”.


Bản tính của Phước hiền lành, sống giản dị, không màu mè hay câu nệ, nhưng lại thích phản biện. Có lẽ là đây là chất tố của người Quảng Nam chúng tôi, người ta thường hay nói “Quảng Nam hay cãi”. Điều ấy theo tôi cũng không sai. Thực tế hơn, nếu người Quảng Nam không cãi thì mới là chuyện lạ, còn cãi là chuyện bình thường. Nhưng cái cãi của người Quảng Nam không phải vì tranh giành hơn thua mà chỉ muốn làm sáng tỏ chân lý, hoặc cãi không có mục đích tranh giành miếng đỉnh chung, mà cãi để đi tìm con đường tốt nhất cho mục đích chung. Điều ấy lịch sữ Việt Nam đã chứng minh qua một Trần Qúy Cáp, Ông Ích Khiêm, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Thành Tài, Trần Cao Vân và sau nữa người từng làm rung chuyển diễn đàn Hà Nội trong gần 4 thập niên là nhà báo Phan Khôi.


Hôm nay, tôi viết những giòng nầy về Luật sư Nguyễn Xuân Phước, một người bạn chân tình, một người em ít tuổi hơn mình, nhớ lại những ngày Phước nằm trong bệnh viện, vơ chồng tôi đến thăm. Môt hôm tôi đi một mình ghé lại mua Phở đem vào nhà thương cho Phước. Phước nhìn tôi nước mắt tràn trụa. Phước nói qua hơi thở yếu ớt: Chắc Phước sẽ không còn gặp anh lâu nữa, cùng đau với chị một lần mà bây giờ bà chị đã khỏe rồi còn thằng em thì nằm ở đây”. Nghe Phước nói lòng tôi tan nát quá, và cứ thế cho dù cố ngăn nhưng nước mắt chảy dài. Tôi bước vội ra ngoài không muốn Phước tiếp tục nhìn thấy. Chuyện ngày mai ra sao? tôi và tất cả bạn bè đều biết, nhưng tất cả chúng tôi chỉ biết nhìn nhau. Chiều lại tôi ghé vào nhà thương lần nữa, lần nầy gặp ngay Đoàn Trung Việt từ tiểu bang Pennsylvania về Dallas thăm Phước đang ngồi khóc một mình.


 



 

Tiến sĩ/Chủ nhiệm Nguyễn Hữu Hoạt phát biểu cảm tưởng trong tang lễ Luật sư Nguyễn Xuân Phước.

 

Những ngày cuối cùng khi bác sĩ “đầu hàng” Phước đã về nhà. Chúng tôi gồm có 4 người: Nghệ sĩ Phan Đình Minh, Luật sư Đoàn Thanh Liêm, anh Phan Ngọc Thuần và tôi đến thăm. Khi ấy Phước lúc tỉnh lúc mê, ra về Phước đưa tay yếu ớt bắt tay tôi. Lính tính cho biết đây cái cái bắt tay cuối cùng với Phước. Thật thế, Phước đã trút hơi thở sau đó 2 ngày, khi tôi nhận được điện thoại của Mục sư/Tiến sĩ Nguyễn Xuân Đức, anh ruột của Phước gọi trong nước mắt “anh Hoạt ơi! Phước đã bỏ anh em mình rồi cách đây 3 phút”. Lúc ấy tôi đang ở Houston…


Dẫu biết rằng Phước sẽ bỏ cuộc chơi như lời nghệ sĩ Phan Đình Minh nói. Nhưng sao tôi và Y Lành bàng hoàng quá. Trong nước mắt nhà tôi nói nhỏ: “thôi về đi anh” điều mà từ trước đến nay mỗi khi đi shopping rất ít khi tôi nghe lời đề nghị về đi anh “dễ thương” như rứa. 


Trên đường về lại Dallas dự đám tang, tôi cảm thấy hụt hẫng, nhớ lại biết bao kỷ niệm cùng Phước hơn thập niên qua, những lần trao đổi và bàn luận thâu đêm về những bài viết của Phước và của tôi, về Đặng Dung, Nguyễn Trãi, về con đường đi tới của dân tộc. Bỗng dưng cảm thấy lòng mình trống trơn và thiếu vắng, từ thẳm sâu lòng tôi vỡ òa nhớ lại bài hát của Khúc Lan mà Phước thường hát:” Giọt nước mắt có biết mình là sông, nhưng sông vẫn chảy. Ngọn cỏ có biết mình về nguồn, đâu lời khóc than…” Vâng cuộc đời là thế, con người rồi sẽ hoá kiếp giống như ngọn cỏ không lời khóc than.


Và hôm nay trên những giòng chữ nầy, tôi viết lại như lời vĩnh biệt tiễn đưa người bạn về bên kia thế giới với lòng tiếc thương vô vàn, như lời ca trong Khúc Thuỵ Du:


Hãy nói về cuộc đời


Khi tôi không còn nữa


Sẽ lấy được những gì


Về bên kia thế giới…  


 Tiến sỹ: Nguyễn Hữu Hoạt


 


 


 


 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Bước Chân Lịch Sử (11-07-2015)
    Triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam (12-06-2015)
    Hillary Clinton: Con người mới trong kỷ nguyên mới (20-05-2015)
    Khát Vọng Dân Tộc (09-04-2015)
    Một cách tổng quan về chuyến đi của Bộ trưởng Công an (25-03-2015)
    Dạy cho Bắc Kinh bài học (16-03-2015)
    Hàm số tất yếu của Hoa Kỳ trong trục xoay Biển Đông (17-02-2015)
    Chuyện bắt đầu hôm nay (18-01-2015)
    Cách Mạng Ô Dù (29-12-2014)
    Những ma sát trong chính sách ngoại giao Hà Nội (19-11-2014)
    Việt Nam đứng trong quy tắc kinh tế lượng (09-11-2014)
    Bắc kinh trước những toan tính ngược dòng (18-10-2014)
    Hiện tượng xung đột trong dòng chảy Trung Đông. (12-09-2014)
    Sự chuyển dịch để cân bằng đối lực của Hoa Kỳ tại Châu Á Thái Bình Dương (16-08-2014)
    Iraq, bài toán không tìm ra đáp số (09-07-2014)
    Ukaine trước những manh nha và tham vọng của Moscow. (15-06-2014)
    Chiến Tranh Hay Hòa Bình Với Trung Quốc. (20-05-2014)
    Đổi mới và sáng tạo để thích ứng trong một thế giới đang thay đổi.  (13-04-2014)
    Có những mùa xuân không thể quên. (11-03-2014)
    Sự Đào Thải Trong Kế Hoạch “Vùng Nhận Dạng Phòng Không “của Bắc Kinh. (15-02-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152737551.